Hiện nay nhu cầu học online và họp trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, các công ty và trường học đều chuyển hướng sang làm việc và dạy học online rất hiệu quả. Tuy nhiên để giúp cho người dùng thành thạo việc sử dụng phần mềm zoom meeting thì trong bài viết này, Tri Thức Software sẽ hướng dẫn sử dụng Zoom meeting để tạo, tham gia cuộc họp, buổi học được hiệu quả nhất trên các thiết bị máy tính và điện thoại nhé.
Bước 1: Chúng ta tải phần mềm học trực tuyến Zoom theo link dưới đây rồi tiến hành cài đặt.
Tải phần mềm Zoom cho PC tại đây
Bước 2: Tiếp đến chúng ta cần đăng ký tài khoản để sử dụng, nhấn vào Sign in trong giao diện hiển thị.
Sau đó người dùng được lựa chọn những phương thức tạo tài khoản Zoom, qua email, qua SSO, Google hoặc qua Facebook. Chúng ta nên chọn đăng ký qua Google để liên kết với tài khoản Google đang dùng và tạo ngay được tài khoản Zoom.
Bước 3: Khi đã có tài khoản bạn được chuyển vào giao diện chính của phần mềm. Tại thanh ngang trên cùng sẽ có 4 nhóm quản lý chính gồm:
Bên dưới là 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học khác.
Bước 4: Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom bạn nhấn vào New Meeting. Hiển thị giao diện màn hình webcam với các tùy chọn phòng học bên dưới. Để mời giáo viên hoặc học sinh, sinh viên tham gia phòng học nhấn vào Invite. Lưu ý tới Meeting ID để gửi cho người khác muốn tham gia.
Bước 5: Hiển thị giao diện, chúng ta nhấn vào Copy URL rồi gửi cho những người bạn muốn mời học tham gia. Người tham gia cũng cần có tài khoản sử dụng.
Bước 6: Khi người khác muốn tham gia phòng học trực tuyến trên Zoom thì nhấn Join. Sau đó điền ID của phòng học được cung cấp và điền tên của người muốn tham gia. Cuối cùng nhấn Join để tham gia.
Mặc định khi học trực tuyến trên Zoom đều thu âm thanh và hiện sẵn webcam. Lưu ý nếu học trực tuyến trên Zoom bằng điện thoại thì bạn cũng cần nhập ID phòng học và tên của mình để tham gia.
Giao diện phòng học trực tuyến trên Zoom có giao diện như dưới đây.
Các biểu tượng có nội dung gồm:
• Join Audio: Thiết lập âm thanh trên Zoom. Nếu Zoom lỗi âm thanh thì bạn chỉnh sửa tại Settings.
• Stop Video: Tắt webcam và thay bằng ảnh logo hoặc đổi nền video học trên Zoom.
• Invite: Mời người khác tham gia phòng học. Bạn tham khảo bài viết Cách đăng ký Zoom.us học trực tuyến miễn phí để biết cách mời tham gia phòng trực tuyến trên Zoom.
• Manage Participant: Quản lý người tham gia phòng học. Nếu tạo phòng học trên Zoom có thể đổi host phòng học trên Zoom, hoặc xóa thành viên nào khỏi phòng học.
• Share Screen: Chia sẻ màn hình. Nếu bạn muốn bảo mật thông tin trên Zoom, hạn chế việc chia sẻ ảnh màn hình không cần thiết trừ host phòng học thì nhấn Advanced Sharing Options.
• Chat: Gửi tin nhắn.
• Record: Ghi video buổi học trên Zoom.
• Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.
• End Meeting: Kết thúc buổi học.
Như đã nói những Host tạo phòng Zoom sẽ có nhiều quyền thiết lập, bao gồm quyền bật hoặc tắt micro của những thành viên tham gia phòng học.
Điều này rất hữu ích khi các thầy cô có thể tắt âm thanh các học sinh trong lớp khi không cần thiết, tránh trường hợp thu âm tiếng ồn từ bên ngoài, ảnh hưởng tới các em học sinh khác. Nhấn vào Manage Participants để kiểm soát người tham gia. Sau đó nhấn Mute vào người muốn tắt âm hoặc nhấn Mute All để tắt âm tất cả thành viên. Nhấn More để mở giao diện thiết lập thêm cho phần âm thanh.
Bước 1: Chúng ta nhấn vào nút Share Screen tại thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.
Khi đó phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt, máy tính đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:
Để có thể truyền tải bài giảng một cách trực quan và sinh động, các thầy cô có thể sử dụng bảng vẽ điện tử để kết nối với phần mềm Zoom thông qua tính năng Share Screen. Bạn có thể tham khảo thêm về thiết bị hữu ích này trong bài viết: Bảng vẽ điện tử có thể dùng để dạy học trực tuyến? Hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Bước 2: Sau khi chọn xong màn hình chia sẻ sẽ hiển thị giao diện xem màn hình chia sẻ. Một thanh menu hiển thị như hình dưới đây.
• Join Audio: Tắt âm thanh chia sẻ.
• Stop Video: Bật hoặc dừng video.
• Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là Host).
• New Share: Chọn chia sẻ màn hình mới.
• Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn.
• Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.
• More: Mở menu tùy chọn
Nhấn Stop Share để dừng quá trình chia sẻ.
Bước 3: Ngoài ra trong giao diện chọn chia sẻ màn hình khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.
Bước 3: Phần Files sẽ lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây mà Zoom hỗ trợ. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.
Xem Thêm: Tìm hiểu Kernel Exchange Recovery Tool là gì
Hướng dẫn sử dụng Office 365 chi tiết
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn cách sử dụng zoom meeting mà chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp thông tin thật hữu ích đến với mọi người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các phần mềm có bản quyền và zoom meeting thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công.